KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

Hotline 24/7: 0974.035.620

0974.035.620

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

1. Thời vụ trồng

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: tháng 06 ( DL ).

- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: tháng 09 ( DL ).

2. Chuẩn bị hố và cách trồng

- Chuẩn bị hố trồng: đào hố trồng đường kính 0,6m, sâu 0,6m ngay giữa mô và phơi đất 1-2 tháng trước khi trồng. Hố trồng được lấp đầy lại bằng các hổn hợp đất mặt phơi khô, phân hữu cơ 10- 20 kg/cây. Bón thêm vào hỗn hợp cho mỗi cây 100-200g NPK 16-16-8, Regent 10-20g/gốc, 0,5-1kg vôi bột.

-Đào lổ giữa hố trồng vừa bằng kích thước bầu đất của cây con. Đặt bầu xuống lổ trồng sao cho cây thẳng đứng, mặt bầu đất của cây con cao hơn mặt mô 2 cm. Eém đất vừa đủ chặt, tưới đủ ẩm. Cắm cọc tránh cho cây con gãy do gió.

3. Tủ gốc giử ẩm

Sau khi trồng: nên che phủ chung quanh gốc cây bằng các loại vật liệu hữu cơ sẳn có như rơm, vỏ đậu. . . để giữ ẩm và hạn chế bị xói mòn đất khi tưới. Trong mùa nắng tưới 1-2 lần/tuần, 20-40 lít nước/cây/lần tưới.

4. Tưới nước

Nhu cầu tổng lượng nước trung bình cung cấp cho 1 ha xoài/năm khoảng 11.000m3, kể cả lượng mưa. Sau khi thu hoạch: tưới thường xuyên để duy trì ẩm độ đất khoảng 50-60% độ ẩm bão hoà. Trước khi ra hoa: xoài cần một giai đoạn khô hạn khoảng 2 tháng trước khi phân hoá mầm hoa. Vì vậy, khoảng thời gian cuối mùa mưa đầu mùa khô không tưới nước cho xoài. Sau khi xử lý ra hoa và trong thời kỳ trái phát triển: tưới liên tục, ngừng tưới 2 tuần trước khi thu hoạch.

5. Tỉa cành - tạo tán

- Bấm ngọn sau 1 năm tuổi ở vị trí cách mặt đất khoảng 0.6- 1,0 m. Chỗ cắt ngọn sẽ ra nhiều chồi, chỉ giữ lại 3-4 chồi, theo 3 hướng đều nhau. Vị trí phân cành của 3 cành không ở cùng một điểm xuất phát từ thân chính. Đối với một số giống có cành mọc thẳng đứng, dùng đoạn cây buộc vật nặng treo trên cành, cho cành mọc ngang ra. Tiếp tục tỉa cành cấp 1 khi ra được 3 tầng lá. Chú ý giữ lại 3 - 4 chồi mọc ra các hướng tạo cân đối tán cây .

- Sau mỗi vụ thu hoạch tỉa bỏ các cành sâu, cành già, cành vượt mọc trong tán. Cành nhỏ dùng kéo cắt, cành lớn dùng cưa.

6. Bón phân

Công thức phân bón cho cây xoài thay đổi tuỳ theo điều kiện đất, tuổi cây, sản lượng thu hoạch vụ trước...Tuy nhiên, công thức bón phân như sau:

Bảng : Bảng khuyến cáo bón phân cho xoài dựa theo tuổi cây.

    

Tuổi cây

Ure (g/cây)

Super lân

(g/cây)

Sunfat Kali

(g/cây)

Phân hữu cơ

(kg)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

hơn 10

150

300

450

600

750

900

1050

1200

1350

1500

2.000-4.000

300

600

900

1200

1500

1800

2100

2400

2700

3000

3.000-6.000

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1.300-2.600

20

30

40

50

60

70

80

90

100

150

150-300

 

Thời kỳ bón:

- Thời kỳ xây dựng cơ bản

: lượng phân của năm 1 nên được chia đều thành 5-6 lần, bón và cung cấp cho cây dưới dạng dung dịch tưới quanh gốc cây. Lượng phân của năm thứ 2 cũng nên được chia đều 5-6 lần bón.

- Thời kỳ kinh doanh: từ khi cây bắt đầu cho trái việc cung cấp phân bón nên tương ứng với các giai đoạn phát triển của cây.

+ Lần 1: bón ngay sau tỉa cành sau thu hoạch: 60% lượng đạm cả năm + 60% lượng lân + 40% lượng kali.

+ Lần 2 : vào khoảng tháng 11 khi các lá đã xanh trên cây, bón chuẩn bị cho xoài ra hoa 40% lượng lân còn lại + 30 % lượng kali.

+ Lần 3: 3 tuần sau khi đậu trái (trái có đường kính khoảng 1cm) bón 20 % lượng đạm +15 % lượng kali.

+ Lần 4: khoảng 8-10 tuần sau khi đậu trái, bón hết lượng phân còn lại.

- Tưới đẫm cho cây sau mỗi lần bón phân.

- Lượng vôi bón từ 5-8 tạ/ha/năm. Bón vôi vào cuối mùa nắng, rải vôi đều trên mặt đất sau đó cày đất bên ngoài tán cây sâu 20-25 cm cho vôi phân tán đều vào tầng mặt. Xới nhẹ sâu đến 5-7 cm bên trong tán cây.

- Các nguyên tố vi lượng như: Kẽm, Boric, Măng-gan, Mô-lip-đen, Đồng,àphải được cung cấp hàng năm cho cây dưới dạng phun qua lá 4 lần/năm:

+ Lần 1: sau khi thu hoạch, khi đợt chồi mới phát sinh và thuần thục, lá đã chuyển sang đậm.

+ Lần 2: khi cây đã ra hoa đều, phát hoa dài 10 cm.

+ Lần 3 và 4: 1 và 2 tháng sau khi đậu trái.

- Nồng độ dung dịch phun không vượt quá 0,5%

- Hàng năm vét bùn mương bồi gốc xoài 1-2cm.

7. Xử lý ra hoa

- Hoa xoài nếu để tự nhiên, thường ra lẻ tẻ, không đồng loạt gây khó khăn cho việc chăm sóc sau này. Xử lý ra hoa bằng cách phun Nitrate kali (KNO3) nồng độ 1,25- 1,5 %, phun ướt hết các lá xoài khi lá trên cành đã già, chuyển màu xanh đậm, phiến lá dòn, phun vào lúc mát trong ngày, sáng sớm hoặc chiều tối. Có thể phun Ethephon (Ethrel) 5 cc/ bình 10 lít.

- Ngoài ra, có thể sử dụng Pacclorbutrazon 10% để giúp cho cây xoài ra hoa đồng loạt như sau: cây xoài sau khi thu hoạch vụ trước phải được bón phân, tưới nước đầy đủ để cây có thể đâm chồi mạnh, đồng loạt. Sau khi xử lý Pacclorbutrazon 10% (từ 2-2.5 tháng), tiếp tục phun Thiure để giúp cây ra hoa (thời gian từ khi phun Thiure đến khi thu hoạch trái 4,5-5 tháng). Chú ý trong thời gian xử lý Paclobutrazon và Thiure phải kết hợp với biện pháp xiết nước (mực nước trong mương phải thấp hơn mặt liếp tối thiểu 60 cm).

- Khi xoài đang nhú bông khoảng 10- 15 cm chú ý phun thuốc trừ sâu bệnh hại (có thể phun Confidor, Coc 85, Dithan M-45, Cocman. Chú ý khi xoài đang nở hoa, tránh phun thuốc để bảo vệ các côn trùng có ích đến thụ phấn cho xoài. Trong giai đoạn này cần cung cấp thêm phân bón lá có chứa Bo (hàn the 50g/10l nước, axít bo-ríc 1-2 g/10 lít nướcà).

 

 

                                                                                                                                                                                                    Nguồn: Tham khảo



Ngày Đăng: 13-09-2020
Copyright © 2020 CÔNG TY TNHH SX DV NÔNG NGHIỆP HỮU ĐÔNG - Design 0962165797 Thức Trường . All rights reserved. Design by Nina
Đang online: 3 | Tổng Lượt Truy Cập: 158922
Trụ Sở Chính Chi Nhánh
1
icon_zalod
images