THỜI ĐIỂM VÀNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG

Hotline 24/7: 0974.035.620

0974.035.620

THỜI ĐIỂM VÀNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG

THỜI ĐIỂM VÀNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG

 

Khi bón phân cho cây sầu riêng, cần chú ý đến loại phân sử dụng, nhu cầu sinh lý của cây, điều kiện đất đai, bón phân đúng thời điểm và đúng phương pháp. Đây là những yếu tố giúp cây phát triển tốt hơn, góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng, mang lại thu nhập cao cho bà con.

 

I.NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG

 

1. Loại phân sử dụng để bón cho cây sầu riêng

-Phân vô cơ: Việc sử dụng phân vô cơ giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của cây sầu riêng, hàm lượng dinh dưỡng lại cao, ổn định và dễ kiểm soát, dễ vận chuyển và dễ sử dụng. Những loại phân vô cơ có thể sử dụng để bón cho cây sầu riêng như NPK. Tuy nhiên sử dụng đơn độc phân vô cơ lâu ngày sẽ khiến đất bị chai cứng, chua, cây hấp thụ kém cũng như hạn chế vi sinh vật có lợi phát triển.

-Phân hữu cơ: Ngoài việc sử dụng phân vô cơ, nên bón kèm thêm phân hữu cơ có nguồn gốc vi sinh sẽ giúp các vi sinh vật có lợi phát triển tốt, tổng hợp được chất dinh dưỡng cho cây, giúp giữ nước, giữ ẩm, đất trở nên tơi xốp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng.

 

2. Bón phân dựa trên đặc điểm đất trồng

Việc bón phân cho cây sầu riêng căn cứ vào đặc điểm đất nơi trồng sẽ giúp bổ sung thêm lượng dinh dưỡng cần thiết khi cây có nhu cầu, đồng thời sẽ tránh lãng phí lượng chất đã có sẵn trong loại đất đó.

3. Bón phân tùy theo nhu cầu sinh lý của cây

Ở từng giai đoạn, cây sầu riêng sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau như giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cây sẽ cần đạm nhiều hơn kali, còn ở thời kỳ phát triển quả cây lại cần kali nhiều hơn đạm. Có nhiều thời kỳ cần bón phân cho cây sầu riêng như bón lót, bón thúc và bón rước hoa, nuôi hoa và bón nuôi quả.

 

4. Bón phân đúng thời điểm

-Bón phân cho cây sầu riêng không phải lúc nào cũng để cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, đôi khi bón phân còn để hạn chế tốc độ sinh trưởng của cây trong một số trường hợp như ngăn chặn cây ra lá non thời kỳ ra hoa tạo quả tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng, hoặc bón phân để tăng khả năng chịu của cây trước các tác động xấu từ bên ngoài.

-Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc bón phân đó là thời tiết và mùa vụ. Mưa lớn sẽ gây rửa trôi, nắng nóng sẽ làm phân khó tan và dễ bốc hơi khiến cây không thể hấp thụ. Vì vậy, bà con nên chú ý bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh bón vào buổi trưa cũng như những ngày mưa lớn.

5. Phương pháp bón phân cho cây sầu riêng

Có hai phương pháp chính đó là bón gốc và bón lá:

-Bón gốc: Bà con đào rãnh quanh gốc cây theo bề rộng tán lá với kích thước chiều sâu là 10-20 cm, chiều rộng 10-20 cm, hoặc có thể to hơn 10-30 cm, sau đó cho phân bón vào, lấp đất lại và tưới nước.

-Bón lá: Phân bón sau khi đã chuẩn bị sẽ được cho vào bình xịt, phun đều trên lá, nếu như ướt cả hai mặt lá thì càng tốt.

 

II.QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG

 

1. Giai đoạn chuẩn bị đất trồng

Để cây sầu riêng có thể phát triển tốt nhất, giai đoạn trước khi đưa cây con xuống đất trồng, bà con nên chuẩn bị bón lót như sau:

-Trước 15-30 ngày dùng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 2-3 kg trộn với đất cho vào hố lấp lại, sẵn sàng dinh dưỡng để cây sầu riêng con có thể sử dụng ngay.

-Để phòng trừ nấm bệnh có trong đất trồng, trước khi bón phân hữu cơ 10-20 ngày, bà con có thể dùng thêm vôi rãi lên khu vực đất trồng. Lưu ý một điều là không nên bón vôi và phân hữu cơ cùng một thời điểm, vì vôi sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi trong phân, làm giảm tác dụng của việc bón lót từ phân hữu cơ.

 

2. Giai đoạn cây sầu riêng con

Thường thì bà con nông dân ít bón phân cho cây sầu riêng mới trồng, chủ yếu là bón lót bằng phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh.

Giai đoạn cây từ 1-3 năm tuổi, bà con nên bón phân cho cây sầu riêng con như sau:

Phân vô cơ:

- Sau khi trồng xong nên tiến hành phun phân bón lá NPK 1-2-1 cho cây sầu riêng để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.

- Ngoài ra để kích thích thêm khả năng sinh trưởng của cây, trong năm đầu tiên bà con có thể tăng thêm lượng đạm theo tỷ lệ NPK 2-2-1.

- Đến năm thứ 2 và 3 có thể áp dụng tỷ lệ NPK 2-1-1 hoặc NPK 3-1-1.

Lưu ý: Bà con nên phun theo định kỳ 3 lần/tháng trong suốt 6 tháng đầu, trong 6 tháng tiếp theo phun 2 lần/tháng, từ 1-3 năm tuổi là 1 lần/tháng với lượng từ 2-3kg/cây.

Phân hữu cơ: Để bón phân cho cây sầu riêng, bà con có thể sử dụng khoảng 10-15kg/cây/năm, mỗi năm bón một lần vào đầu mùa mưa bằng cách đào rãnh.

 

3. Giai đoạn ra hoa và tạo quả.

        - Giai đoạn đón hoa.

+ Phân vô cơ: Trước 30-40 ngày để cây sầu riêng bước vào giai đoạn tạo mầm hoa diễn ra dễ dàng, bà con nên bón thêm một lượng phân vô cơ theo công thức NPK 10-50-17 với lượng từ 2-3kg/cây.

+ Phân hữu cơ: Để tạo thêm chất đệm, ổn định độ chua cho đất ở giai đoạn này bón phân hữu cơ với lượng từ 10-20kg/gốc.

        - Giai đoạn nụ hoa hình thành rõ.

+ Trong thời gian này bà con nên bón phân cho cây sầu riêng để bổ sung thêm dưỡng chất cho quá trình hình thành hoa tốt hơn, bằng cách sử dụng thêm NPK 20-20-20 với liều lượng từ 2-3kg/cây, kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu ăn hoa.

+ Trường hợp đang hình thành nụ hoa nhưng cây ra nhiều đọt non, bà con sử dụng gấp đôi lượng NPK 20-20-20 theo hướng dẫn trên bao bì cho đến khi lá già thì ngưng để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và nụ hoa.

        - Giai đoạn cây bắt đầu cho quả.

Khi sầu riêng bắt đầu cho quả với đường kính từ 10-15cm, bà con nên bón NPK 12-12-17 với liều lượng 2-3kg/cây, giai đoạn này giảm lượng đạm và tăng lượng kali sẽ giúp kích thích quả phát triển tốt hơn

        - Giai đoạn trước khi quả chín.

Đây là thời điểm bà con nên bón thêm lượng NPK 16-16-8 để đảm bảo chất lượng quả với liều từ 2-3kg/cây.
 

4. Giai đoạn sau khi thu hoạch.

Ngay sau khi thu hoạch xong, bà con nên tiến hành tỉa cành và bón phân cho cây sầu riêng để phục hồi, giúp đảm bảo năng suất cho mùa vụ sau:

-Phân vô cơ: Lượng phân vô cơ được sử dụng có hàm lượng đạm cao và giảm lượng kali theo công thức NPK 18-11-5 với liều lượng 2-3kg/cây.

-Phân hữu cơ: Sau khi thu hoạch xong, cây sầu riêng cần được cung cấp lượng phân hữu cơ vi sinh để cây phục hồi, liều lượng nên dùng là 4-5kg/gốc.

 

       



Ngày Đăng: 20-08-2020
Copyright © 2020 CÔNG TY TNHH SX DV NÔNG NGHIỆP HỮU ĐÔNG - Design 0962165797 Thức Trường . All rights reserved. Design by Nina
Đang online: 2 | Tổng Lượt Truy Cập: 156563
Trụ Sở Chính Chi Nhánh
1
icon_zalod
images