CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG RUỘT ĐỎ

Hotline 24/7: 0974.035.620

0974.035.620

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG RUỘT ĐỎ

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG RUỘT ĐỎ

 

Thanh long hiện nay là một loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc cây thanh long cũng gặp khá nhiều khó khăn. Để giúp bà con nắm rõ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh longNông nghiệp Hữu Đông xin giới thiệu đến bà con bài viết này.

I. Thành phần dinh dưỡng của thành long ruột đỏ

Trong những loại quả thì thanh long ruột đỏ được xếp vào nhóm giàu dinh dưỡng nhất và. thanh long ruột đỏ là loại trái cây có thành phần dinh dưỡng cao phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp của người phụ nữ. Ngoài ra nó còn có nhiều chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp cơ thể giải nhiệt ngày nắng nóng .

II. Cách trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

- Chọn hom dài 30-40cm, chọn các cành to, khoẻ, thẳng, không bị sâu bệnh, tuổi cành > 6 tháng.

- Đáy hom (dài 3-5cm) được cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để lại phần lõi, nhằm tránh thối hom giống, sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm như Benlate C, nồng độ 0,1% trong 5 phút.

- Hom có thể được giâm trước khi trồng trong vùng che bớt ánh sáng tới khi cành ra rễ và đâm chồi mới hoặc có thể trồng thẳng ngoài đồng.

2. Chuẩn bị cây trụ

- Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 - 2,7 m, sau khi chôn còn cao khoảng 2,0 m. Hiện nay, xu hướng của nông dân là hạ thấp trụ xuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ 1,6 m đến 1,8 m, còn đường kính sử dụng chỉ còn khoảng 15 cm.

- Mỗi trụ đặt bốn hom cây

3. Chuẩn bị đất

- Đất trồng cây thanh long ruột đỏ không quá cầu kì. Chỉ cần là loại đất tơi xốp có thể phối trộn với phân chuồng và vôi bột để khử trùng. Trước khi trồng bạn nên chuẩn bị đất trước đó 1 tháng. Để phòng trị bệnh cho cây ngoài việc rắc vôi bột bạn có thể tưới dung dịch Benomyl (nồng độ 0,1%) tưới vào mô đất trước khi trồng để phòng ngừa nấm bệnh.

- Nên làm mô đất nhằm giúp thoát nước tốt. Kích thước mô cao 10 -15cm, đường kính 60-80cm.

- Mô đất sử dụng trồng thanh long là lớp đất mặt trộn với phân chuồng hoai 15-20 kg (phân hữu cơ: 10-15kg/trụ) + 500g phân Super lân + Basudin(2g/mô)

4. Thời vụ và mật độ trồng

- Cây thanh long có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào mùa xuân và mùa thu khi thời tiết mát mẻ.

- Mật độ - khoảng cách và bố trí cây trồng: trên liếp thanh long trồng xen dứa, hoặc các loại rau như ớt, dưa hấu, cà, xen các loại rau như rau muống, cải, ... dưới mương nuôi cá. Nên trồng thanh long ở mật độ từ 700 - 1.000 trụ/ha ứng với khoảng cách khoảng 3 m x 3 m.

- Thanh long là cây cần nhiều ánh nắng,trồng dày và thiếu ánh sáng sẽ cho quả nhỏ. Cây thanh long cần bám vào cây trụ nên việc chọn lựa trụ và chuẩn bị là công việc người lập vườn thanh long cần quan tâm trước tiên, chi phí về cây trụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong số tiền đầu tư ban đầu. 

5. Tưới nước

Cây thanh long ruột đỏ có nhu cầu nước khá cao. Chính vì thế thời kì phát triển tạo tán cần giữ đất luôn đủ độ ẩm. Thường xuyên ngày tưới nước cho cây 1 lần. Sau khi cây đã cho tán to và phát triển khỏe mạnh bạn tiến hành tưới nước theo độ ẩm của đất và sức khỏe của cây. Mùa hè nên tưới tăng lượng nước và mùa mưa chú ý xới xóa để rễ không bị tối do ngập úng.

6. Tỉa cành, tạo tán

- Việc tỉa cành tạo tán có lợi cho cây rất nhiều. Chúng sẽ làm cho cành thông thoáng và giúp tán của cây ra nhiều hơn.

- Chú ý với mỗi cây tính từ mặt đất cho tới đỉnh trụ chỉ cần để lại 1 cành chính. ThỜI gian cây phát triển cần buộc chặt cột cành vào trụ để cây tự phát triển rễ khí sinh bám chặt vào trụ giúp cành không bị gãy khi gặp mưa gió bão.

- Đỉnh trụ người ta thường cắt tỉa thành hình tròn để giúp cho cây phân bố đều quanh trụ. Thường xuyên cắt tỉa cành già cành sâu bệnh sẽ giúp cho cây được khỏe mạnh và quả ra đều và to hơn.

7. Phân Bón Lót

Trên đất cao, trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 - l,5m, sâu 20 - 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân. Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô.

8. Kỹ thuật bón phân

- Khi cây còn nhỏ (dưới 3 tháng), sau khi trồng 2 tuần (đối với cây đã có rễ hoàn chỉnh) có thể sử dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới, liều lượng 20-30g/trụ, cứ 10 ngày bạn bón một lần cho đến khi cây được 3 tháng.

- Cây 3-12 tháng sử dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới 30-50g/trụ, 15 ngày/lần tuỳ theo loại đất và tăng theo tuổi cây.

- Cây 1-3 năm:

+ Phân hữu cơ: Có thể sử dụng phân chuồng hoai hoặc hữu cơ 20-50kg/trụ/năm (lượng phân tăng theo tuổi cây và tuỳ theo đất), chia làm 2 lần bón. Lần 1 vào lúc cây chuẩn bị ra hoa rộ (tháng 2-3dl), lần 2 tháng 9-10dl, sau giai đoạn cho trái rộ, giai đoạn sinh cành mới và chuẩn bị nuôi trái vụ nghịch. Cách bón: xới nhẹ xung quanh gốc, cách gốc 15-30cm, cho phân đều khắp tán và dùng rơm rạ, cỏ tủ gốc

+ Phân hoá học: Có thể sử dụng phân NPK 20-20-15 hoặc đơn phân Urea, DAP, KCl, tùy theo mục đích.. Sử dụng cho ra hoa và nuôi quả cần chú ý hàm lượng lân và kali cao, kích thích cây ra cành mới cần bón đạm cao. Thời gian bón: Năm 1-2: 200-300g phân/đợt (phân hỗn hợp hoặc phân đơn). Từ năm 3 trở đi bón 500-1000g phân/đợt (theo tuổi cây và bộ khung tán cây). Bón 4 đợt/năm, vào tháng 2,5,8, và 11dl.

Cách bón: Xới nhẹ xung quanh tán, rãi phân và đắp lại bằng rơm, cỏ khô….

+ Phân bón lá : Nhằm kích thích cây mau ra hoa, tăng độ bóng vỏ trái, độ cứng tai trái và kích cỡ trái, có thể sử dụng các loại phân bón lá được sử dụng trên thị trường. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà chọn các công thức phân bón lá khác nhau. Nếu sử dụng ra cành và phát triển cành dùng các phân bón lá có đạm và lân cao, nếu kích thích ra hoa sớm và nuôi quả dùng các phân có công thức lân và kali cao. Chú ý ngưng phun phân bón lá trước khi thu quả 2 tuần.

9. Phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây

Thanh long ruột đỏ cũng giống những loại thanh long ruột trắng thường mắc một số loại bệnh khác nhau tùy vào điều kiện sống và độ sạch của đất. Thường sẽ mắc một số loại bệnh như sau:

Kiến: Do thanh long ngọt nên thu hút kiến khá nhiều. Điều này bạn có thể phòng trừ bệnh hại dễ dàng với việc phun một số loại thuốc trừ côn trùng hoặc đơn giản hơn có thể làm bẫy dẫn dụ kiến ra chỗ khác.

Ruồi đục trái: Ruồi đục quả có lẽ ảnh hưởng trực tiếp với năng suất và chất lượng quả nhiều nhất. Để phòng trừ bạn tiến hành sử dụng bả mồi (SOFRI protein) hoặc bao trái sau khi thụ phấn 7-10 ngày.

Thán thư: Hiện tượng bệnh xảy ra trên cành và quả thanh long khiến quả bị thối và cành bị thâm đen. Để phòng trừ bạn tiến hành phun một số loại thuốc trừ sâu như Ridomyl, Antracol. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khoảng 2 lần là hết.

10. Thu hoạch

Thời kì thu hoạch quả sẽ được tính từ lúc ra hoa cho đến lúc quả chin rơi vào khoảng 1 tháng. Lúc này quả có kích thước to đường kính khoảng 10cm và có màu đỏ rực rỡ. Sờ vỏ ngoài hơi mềm và phần núm hơi nhăn. Lúc này bạn đã có thể thu hái thanh long ruột đỏ và bảo quản nơi thoáng mát. Nên thu hái hôm nắng ráo không mưa quả sẽ ngon và ngọt hơn.

                                                                                                                                                               Nguồn: Tham khảo



Ngày Đăng: 16-08-2020
Copyright © 2020 CÔNG TY TNHH SX DV NÔNG NGHIỆP HỮU ĐÔNG - Design 0962165797 Thức Trường . All rights reserved. Design by Nina
Đang online: 2 | Tổng Lượt Truy Cập: 156621
Trụ Sở Chính Chi Nhánh
1
icon_zalod
images