CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÔM CHÔM NHÃN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Hotline 24/7: 0974.035.620

0974.035.620

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÔM CHÔM NHÃN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÔM CHÔM NHÃN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

1. Chọn giống: Chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.

2. Thời vụ và mật độ trồng

- Đất tốt trồng khoảng cách 10 m x 10 m

- Đất có độ phì thấp trồng dày hơn 8m x 8 m hay 9m x 9 m.

3. Làm đất và đào hố trồng

- Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm

 - Khi đào hố để riêng đất trên mặt ra một bên.

-  Mỗi hố bón: 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super Lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến nên trộn thêm với 50g Basudin 10H và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.

4. Bón lót

Mỗi hố bón: 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super Lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.

5. Kỹ thuật trồng cây chôm chôm nhãn

- Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2-3 cm. Sau đó, dùng tay hoặc cuốc móc một lỗ ở tâm hố, kích thước to hơn bầu cây một chút, sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như: Dithane M-45, Mancozeb hay Ridomil,… phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc.

- Để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó mới đem cây đặt vào hố trồng.

- Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang với mặt đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây.

- Sau khi trồng làm bồn đường kính 1-1,2 m, để khi tưới nước không chảy ra ngoài. Trồng xong nhất thiết phải lấy cọc cắm, buộc cành vào cọc tránh gió lay gốc.

- Sau đó bắt buộc phải dùng tàu dừa che năng từ hướng Đông và hướng Tây, nếu có gió mạnh thì che thêm ở hướng gió thổi đến. Nên dùng tàu dừa để việc lưu thông không khí được dễ dàng, thời gian che khoảng 60 ngày.

- Trong thời gian đầu có thể trồng xen thêm các loại cây rau màu khác để tăng thu nhập, đồng thời che phủ đất, giảm cỏ dại.

- Tuy nhiên, cần chú ý để cây chôm chôm được thông thoáng và hấp thụ được từ 60-70% ánh sáng tự nhiên. Mùa khô có thể dùng lá chuối hay rơm tủ gốc hạn chế thoát nước và giữ ẩm cho cây nhưng không để cỏ rác, lá cây mọc nhiều xung quanh gốc, bởi vì đó là những nguồn phát sinh nấm bệnh rất dễ lây lan qua cây chôm chôm.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm nhãn

6.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

- Tưới nước ngay sau khi trồng, nên trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới nước. - Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu.

- Tuy nhiên, trồng trong điều kiện ngập úng, đất đóng váng, hay tưới quá nhiều nước dễ dẫn đến thoái hóa rễ do đó chúng ta nên xem xét tưới khi nào cần thiết.

6.2 – Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình:

- Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành lá tỏa đều quanh cây.

- Sau khi trồng nên cắt ngọn ở độ cao 60cm đến 70cm. Sau khi ngọn bị cắt sẽ có những cành mọc ra từ gốc và thân cây, nên chọn để lại những cành khỏe mọc cách xa nhau vừa phải, khoảng từ 4-5 cành mọc đều quanh thân, cành thấp nhất phải cao hơn mặt đất ít nhất là 70 cm. Khi các cành này mọc dài ra thì cắt ngọn chỉ chừa lại chiều dài khoảng 30-40 cm tính từ chỗ chạc lên. Việc cắt tỉa này được tiến hành đều đặn trong suốt 18 tháng đầu. Sau đó không cắt tỉa nữa mà để cây mọc tự nhiên và chỉ cắt tỉa những cành vô ích như: cành cong queo, cành mọc chồng chéo nhau, cành sâu bệnh.

6.3 – Kỹ thuật bón phân:

Chôm chôm có nhu cầu cao đối với N và K. Khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá. Phân bón cho chôm chôm có thể áp dụng như sau:

  • Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 50-100 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất. Phân NPK nên pha loãng với nước dùng bình vòi sen tưới quanh gốc hay rải đều phân một vòng tròn xung quanh gốc và phủ một lớp đất mỏng lên trên. Sau mỗi lần rải hay tưới phân nên cách xa gốc thêm 5-10 cm sẽ tạo điều kiện cho rễ cây vươn xa, cây sẽ phát triển nhanh và hạn chế đổ ngã khi có gió.
  • Năm thứ 2: lượng bón cho một gốc: 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.
  • Năm thứ 3: cây bắt đầu cho quả, lượng bón cho một cây là: 1,5 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.
  • Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón:

       + Lần 1: sau khi thu hoạch quả tiến hành tỉa cành, bón toàn bộ lân, 1/3N và 1/3 K2O.

       + Lần 2: trước khi nở hoa: bón 1/3N.

       + Lần 3: khi quả có đường kính 1-2cm. Bón 1/3 N và 1/3 K2O.

       + Lần 4: trước khi thu hoạch 1 tháng: Bón 1/3 kali.

  •  Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên:2-3 kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10-30 kg phân chuồng. Với năng suất 7,3 tấn/ha quả, chôm chôm lấy đi từ đất : 1,5kg N, 2kg P2O5 ; 11,7kg K2O; 5,9kg Ca; 2,7kg Mg trên 1 ha. Vì vậy, cần thiết bón phân hàng năm cho chôm chôm để đảm bảo giữ năng suất quả ổn định trong nhiều năm.
  • Sau thu hoạch đợt trước tỉa bỏ hoàn toàn các phát hoa đã cho trái, cắt bỏ cành khô, chồi vượt, bón phân hóa học, phân hữu cơ để cây nhanh phục hồi. Khi đợt đọt thứ 2 già hoàn toàn, tiến hành xiết nước làm bông, xiết nước cho đến khi lá hơi héo, quan sát trên các mầm đỉnh co lại như đầu que diêm, bắt đầu tưới nhữ nước, lượng nước bằng 2/3 lượng nước thông thường, chờ khoảng 4-6 ngày sau để theo dõi mầm đỉnh. Nếu mầm đỉnh xòe ra theo đường đi thẳng, cánh lá ngắn thì khi tưới sẽ ra hoa. Nếu thấy mầm đỉnh xòe to phát triển tốt thì khi tưới sẽ ra lá non. Gặp trường hợp này ta ngưng không tưới nữa theo dõi 7-10 ngày thấy hoa lộ rõ ta tiếp tục tưới.
  • Nếu ra lá non ta ngưng tưới, sau 10-15 ngày lá non sẽ rụng lúc này ta tưới lại cây sẽ ra hoa.
  •  Sau khi hoa đã rõ phải tưới nước thường xuyên, liên tục và đều đặn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây.
  • Có thể dùng thêm các vật liệu tủ như rơm rạ để giảm ẩm độ trên mặt bồn và tăng cường giữ ẩm cho cây.
  • Ngoài bón phân qua đường gốc cần phun thêm Basfoliar hoặc canxi-nitrat nhằm bổ sung đạm, canxi và một số vi lượng như Mg2+ , Zn2+ ,Bo…, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày để chống nứt trái do thiếu Canxi và vi lượng. Chôm chôm có đặc điểm vỏ mỏng, tỷ lệ ăn được lớn do đó dễ bị nứt trái trong giai đoạn tạo cơm, vì vậy phun canxi và vi lượng là hết sức cần thiết.

7. Phòng trừ sâu bệnh cho cây chôm chôm nhãn

Bệnh đốm mốc: Nguyên nhân do nấm Meliola commixta Dùng các loại thuốc gốc đồng hay phun bột lưu huỳnh ở nồng độ 20g/bình 8 lít.

 – Bệnh đốm bồ hóng: Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3 cm, đen. Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó. Có thể có nhiều đốm trên lá nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá bị thâm đen.

Phòng trị: Dùng thuốc gốc đồng hay bột lưu huỳnh ở nồng độ 20g/bình 8 lít.

Bệnh khô cháy hoa: Nguyên nhân do nấm Oidium sp Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3 cm, đen (màu càng sậm khi đốm càng to). Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó. Có thể có nhiều đốm trên lá nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá bị thâm đen.

Phòng trị: Bằng các loại thuốc gốc đồng hoặc Benomyl 50WP nồng độ 10-20 g/bình 8 lít. – Rệp sáp: Ấu trùng có cơ thể rất nhỏ khoảng 1 mm, màu hồng, có chân và có thể di chuyển. Khi trưởng thành rệp sáp không di động, bên ngoài cơ thể có lớp sáp trắng bao bọc. Rệp sáp gây hại làm trái phát triển kém, râu trái ngắn ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái. Ngoài ra, còn tiết ra chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của trái.

Phòng trị: Thu hái những trái bị hại nặng đem tiêu hủy, dùng các loại thuốc để phun trừ như Supracide, Lannate, Pyrinex, Fenbis, Vidithoate.

– Bệnh phấn trắng: Nguyên nhân do nấm Phyllostista hoặc Pestalotia sp. Gây hại trên hoa, trái nơi bệnh có đốm phấn màu trắng xám, đen. Bệnh tấn công trên trái non và cả trái đã lớn bị một lớp phấn trắng bao phủ sau đó chóp gai trái bị đổi màu đen, lan dần làm cả trái bị khô đen. Trái bị bệnh kém phát triển cơm nhỏ hoặc lép.

Phòng trị: Phun thuốc sớm để bảo vệ bông và trái non bằng bột lưu huỳnh (0,2%) hoặc Kumulus, Anvil, Tilt theo nồng độ khuyến cáo.

Sâu đục trái: Thường gây hại vào giai đoạn trái trưởng thành và chín, ấu trùng sau khi nở đục vào ăn phần thịt hoặc vỏ hạt tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, đôi khi nó có thể đục cả vào hạt.

8. Thu Hoạch và Bảo Quản

Thu hoạch trái sớm khi trái vừa chín, tránh để trái chín quá lâu trên cây. Bao trái bằng bao nylong có đục lỗ. Có thể phun thuốc Decis, Cymbush, Ambush khi trái chín 15 ngày để phòng trừ hiệu quả loại sâu này.

 

 

 

Nguồn: Tham khảo



Ngày Đăng: 09-09-2020
Copyright © 2020 CÔNG TY TNHH SX DV NÔNG NGHIỆP HỮU ĐÔNG - Design 0962165797 Thức Trường . All rights reserved. Design by Nina
Đang online: 3 | Tổng Lượt Truy Cập: 239199
Trụ Sở Chính Chi Nhánh
1
icon_zalod
images