9 loại bệnh thường gặp trên cây sầu riêng và cách phòng bệnh | nông nghiệp hữu đông

Hotline 24/7: 0974.035.620

0974.035.620

9 loại bệnh thường gặp trên cây sầu riêng và cách phòng bệnh

9 BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Sầu riêng là vua của các loại trái cây khi so về hương vị cũng như giá trị mang lại. Sầu riêng không phải là loại cây dễ chăm sóc cho người mới trồng do sự mẫn cảm cao với môi trường cũng như dễ bị tổn thương, thường xuyên bị nhiều loại bệnh tấn công, không chỉ hại lá, hại trái mà còn đe dọa đến đời sống của cây. Dưới đây, Nông nghiệp Hữu Đông sẽ giới thiệu cho bà con 9 loại bệnh thường gặp trên cây sầu riêng và cách phòng trị chúng!

1. Bệnh thán thư

a. Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides.

b. Hiện tượng

- Bệnh thường xuất hiện ở khoảng giữa tán lá trở xuống thường xuất hiện ở lá già.

- Đầu tiên là những vết tròn như nhũn nước, xuất hiện ở chóp hoặc rìa lá, sau đó vết bệnh lớn dần có tâm màu xám trắng, có nhiều vòng đồng tâm, trên vòng đồng tâm có những chấm nhỏ li ti màu đen.

- Viền vết bệnh có màu nâu đỏ, xung quanh vết bệnh có quầng vàng trắng, các lá nhiễm nặng thường rụng sớm, những cây lớn thiếu sự chăm sóc (thiếu phân bón), bệnh có thể làm rụng 2/3 số lá trên cây.

c. Phòng trị bệnh

- Aviso 350SC: 250ml/ 200 lít nước phun thuốc ướt đều tán.

- Manozeb 80WP: 800 – 1000 g/200 lít nước phun thuốc ướt đều tán.

- Carbenda Supper 50SC: 300ml/200 lít nước phun thuốc ướt đều tán.

- Catcat 250EC: 150ml/200 lít nước phun thuốc ướt đều tán.

- Top 70WB: 200g/200 lít nước phun thuốc ướt đều tán.

- Ridozeb 72WP: 800 – 1000 g/200 lít nước phun thuốc ướt đều tán.

2. Bệnh thối hoa

a. Nguyên nhân: Do nấm Fusarium sp gây nên.

b. Hiện tượng

Hai mảnh vỏ bao quanh hoa sầu riêng bị nấm tấn công trước, sau đó vết bệnh lan vào cánh hoa làm hoa bị thối và rụng.

c. Phòng trị bệnh thối hoa trên cây sầu riêng

- Tỉa cành tạo tán để vườn cây được thông thoáng.

- Phun thuốc phòng khi hoa chuẩn bị nở:

  • BigRorp Ran 600WP
  • Actinovate 1SP, Tracomix 760WP.
  • Champion 77WP.
  • Glory 50 SC.
  • Cure Supe 300EC
  • Hạt vàng 50/WP.

-Thu gom hoa rụng và hoa bị bệnh tiêu hủy.

3. Bệnh thối trái và cuống

a. Nguyên nhân: Do nấm Phytophthora palmivora.

b. Hiện tượng

Là bệnh hại cây Sầu Riêng gây thối cuống trái, thối thân xì mủ, thối rễ, gây hiện tượng lá vàng úa, sinh trưởng kém gây thối và rụng trái hàng loạt.

c. Thuốc trị bệnh

  • ALIETTE 80WP.
  • VIALPHOS 80BHN.
  • VILAXYL 35 BTN.
  • Actinovate 1SP.
  • Physan 20SL.
  • Tracomix 760WP.

4. Bệnh cháy lá

a. Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctonia solani.

b. Hiện tượng

Bệnh bắt đầu là những vết nhỏ, màu xanh đậm, vùng bị bệnh như nhúng vào nước sôi, sau đó bệnh lớn dần và liên kết lại thành hình dạng bất định. Các vết bệnh khô tạo thành mảng màu nâu sáng, viền màu nâu tối. Lá, cành gần mặt đất dễ bị nhiễm bệnh.

c. Phòng trị bệnh

- Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn cây thông thoáng, bón phân cân đối, tưới đủ ẩm vào mùa khô, thống thoáng đất không để quá ẩm ướt.

- Biện pháp hóa học: Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện ở giai đoạn vườn ươm cũng như kinh doanh để phòng trị bệnh.

  • Aviso 350SC: 200 ml/200 lít nước.
  • Vali 3SL: 500 ml/200 lít nước.
  • Vali 5SL: 800 ml/200 lít nước.
  • Carbenda Supper 50SC: 300 ml/200 lít nước.
  • Top 70WP: 200 g/200 lít nước.
  • Catcat 250EC: 150 ml/200 lít nước.

5. Bệnh thối gốc chảy nhựa

a. Nguyên nhân: Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra.

b. Hiện tượng của bệnh

Trên gốc thân, chỗ bị bệnh chảy ra chất nhựa màu đỏ, vỏ cây và vùng gỗ phía dưới chỗ vết bệnh chuyển dần sang màu hồng lợt, có vân tím, viền gợn sóng.

c. Phòng trị bệnh

  • Cần kiểm tra vườn cây thường xuyên (chú ý phần gốc thân) để phát hiện sớm chỗ bị bệnh khi chúng còn chưa lan rộng. Nếu bệnh xuất hiện ở phần gốc cây thì dùng dao sắc tách cạo bỏ hết phần vỏ chỗ bị bệnh (sau khi tách bỏ vỏ nhớ thu gom phần vỏ này đưa ra khỏi vườn tiêu hủy). Sau đó dùng 20-30 gram thuốc Mexyl-MZ 72WP, pha trong một lít nước, rời lấy chổi hay cọ sơn nhúng nước thuốc quét lên chỗ bị bệnh và vùng lân cận.
  • Nếu bệnh gây hại trên cành, lá, hoa trái… có thể dùng thuốc Mexyl-MZ 72WP pha 30-35 gram/bình 8 lít, phun đẫm lên thân cây, tán lá. Đối với những cây bị nấm gây thối gốc chảy mủ, thì cứ mỗ̃i m2 xung quanh gốc tưới khoảng 2 lít dung dịch nước thuốc này, hiệu quả phòng ngừa bệnh sẽ rất cao.

6. Bệnh đốm rong

a. Nguyên nhân: Bệnh do tảo cephaleuros gây ra.

b. Hiện tượng

Khi trên lá và nhánh non xuất hiện những đốm nhung có màu như sắt rỉ hoặc màu vàng cam. Các đốm này có thể họp lại tạo thành những mảng lớn trên lá. Nếu chúng xuất hiện trên cành non thì sẽ tạo ra các vết nứt chính điều này sẽ làm cho các mầm bệnh khác dễ tấn công. Sau một thời gian các đốm sẽ thành màu xanh xám, chính vì vậy mà làm cây giảm quang hợp.

c. Cách trị bệnh

- Khi trồng sầu riêng nên chọn đất canh tác tốt, thông thoáng.

- Trồng cây có khoảng cách phù hợp để tạo độ thông thoáng cho tán cây dễ phát triển. Tránh cho cây thiếu ẩm và dinh dưỡng để mầm bệnh khó tấn công.

- Nên thăm vườn thường xuyên để có thể phát hiện mầm bệnh sớm nhất.

- Nên phun thuốc đặc trị khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh như: Benomyl, Rovral các thuốc gốc đồng.

- Bón phân tưới nước cho cây thường xuyên và hợp lý.

7. Bệnh nấm hồng

a. Nguyên nhân: Bệnh do nấm Corticium salmonicolor gây ra.

b. Hiện tượng

Đầu tiên nấm phát triển quanh gốc nhánh có tơ màu trắng, bao quanh vỏ cành, sau đó chuyển sang màu hồng.

c. Phòng trị bệnh

- Biện pháp canh tác: Trồng cây với mật độ vừa phải, tạo vườn cây thông thoáng, cắt tỉa các cành bệnh đem hủy.

- Biện pháp hóa học: Phun ướt đẫm nơi cây bị bệnh.

  • Vali 3SL: 800 ml/200 lít nước.
  • Vali 5SL: 500 ml/200 lít nước.
  • Carbenda Supper 50SC: 500 ml/ 200 lít nước.

8. Bệnh xì mũ chảy nhựa

a. Nguyên nhân

-  Nguồn bệnh Phytopthora đã có sẵn trong vườn do trồng cây sầu riêng trên nền đất cũ đã trồng các cây là ký chủ của nấm Phytophthora như các cây cao su, hồ tiêu, dừa,…trước đây.

- Nấm bệnh dễ dàng xâm nhập khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa nhiều,mật độ trồng cây quá dày lại không tỉa cành tạo tán.

- Vườn sầu riêng trồng thấp hơn so với vườn khác, nước mưa chảy tràn lan từ vườn trên xuống, tích tụ mầm bệnh vào đất và khi bị ngập trong nước, sầu riêng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.

- Do bà con không kiểm tra thường xuyên vườn trồng, không phát hiện bệnh kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng và khó trị.

- Còn một loại mà người dân hay gọi là xì mủ khô: Nguyên nhân không phải do nấm mà do mọt đục thân, cành gây tổn thương cho phần vỏ, vết bệnh khô ráo, có lỗ nhỏ li ti trên vết bệnh. Để trị loại này bà con cần cạo bỏ phần ngoài và dùng thuốc dệt côn trùng + thuốc trị nấm mới trị được triệt để. Do gây hại vì côn trùng nên sẽ được cập nhật ở bài viết khác.

b. Biểu hiện của bệnh

- Trên thân cành: Thân cành của cây khô ráo nhưng có vết nứt hoặc chảy nhựa, bà con nên dùng dao cạo bỏ phần mô mặt bị chết phía trên, nếu thấy có màu nâu, thâm đen, hư hại thì đây chính là biểu hiện của bệnh.

- Trên lá: Lá có những chấm đỏ màu nâu, sung nước và lan rộng nhanh nếu điều kiện không khí có độ ẩm cao, sau cùng sẽ trở thành những chấm tròn màu nâu đen, sủng nước và rìa chuyển sang màu vàng nhạt nhỏ.

- Trên quả: Là những đốm đen nhỏ sủng nước và lan rộng nhanh, nấm tạo thành một lớp màu trắng xám với nhiều bào tử bên trên bề mặt của quả và có thể lây lan qua gió mưa.

c. Tác hại của bệnh

- Bệnh bắt đầu tấn công từ cuống lá, cành non làm phần phía trên héo nhanh, rũ và chết dần.

- Khi tấn công quả bệnh sẽ hình thành vết thối dần lan rộng và sâu làm hỏng phần bên trong của quả.

- Trên vỏ cây khó phát hiện bệnh sớm cho đến khi có hiện tượng chảy nhựa từ vết loét, nếu vết loét nhỏ và được phát hiện sớm thì việc phòng trừ sẽ nhanh và hiệu quả hơn, nhưng khi vết loét lan rộng, nhiều vết loét nhập lại với nhau hủy hoại vỏ cây, việc phòng trừ sẽ khó khăn hơn, tốn kém, cây khó hồi phục và trở nên suy yếu, thậm chí cây sầu riêng có thể chết nếu cây không thể vận chuyển được nước và chất dinh dưỡng.

d. Cách phòng trừ bệnh

  • Phun tán cây với các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb, Photphonate, các loại gốc Đồng….(Ridomil, Aliette,…)
  • Thân cành: Bà con dùng dao cạo bỏ hết phần vỏ bị thối nâu rồi dùng thuốc bôi lên vết bệnh.
  • Vườn trồng phải đảm bảo độ cao so với mực nước từ 70-100 cm, kết hợp hệ thống tưới tiêu và thoát nước tốt, hạn chế độ ẩm cao cho vườn, đặc biệt là mùa mưa.
  • Bà con có thể dùng phương pháp chích thuốc bằng ống tiêm sẽ đưa ra hiệu quả điều trị tốt hơn, cây nhanh hồi phục và nhanh khỏi bệnh. Loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi cho phương pháp này là Phosphonate.
  • Ngoài ra, bà con nên giúp cho đất vườn trở nên tơi xốp cũng như bổ sung thêm dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn bằng cách bón phân cho cây sầu riêng đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh. Lượng phân vi sinh có thể sử dụng là 100kg phân hữu cơ/cây/năm.

9. Bệnh thối rễ

a. Nguyên nhân: Do nấm Phythium complectens gây ra.

b. Hiện tượng

Nấm tấn công tham gia các rễ nhánh trước khi tới rễ cái khiến hư chóp rễ. Biểu hiện bên trên là các nhánh thân non bị chết dần. Sau đó, dù rằng có những chồi mới mọc ra ở bên dưới vùng chết, nhưng cây vẫn bị chết bỗng ngột.

c. Phòng trị bệnh

  • Thải trừ phòng ban nhiễm bệnh và đốt.
  • Khử đất bằng các loại thuốc gốc đồng trước khi gieo trồng cây con.
  • Phun hoặc tưới Rovrral 50 WP (0,3%), Mancozeb 80 BHN (0,2%), Cuzate M8 72 WP (0,25%).

                                                Hotline: 0325.040.709

                                                huudongvina@gmail.com

 

 

 

 

 



Ngày Đăng: 11-08-2020
Copyright © 2020 CÔNG TY TNHH SX DV NÔNG NGHIỆP HỮU ĐÔNG - Design 0962165797 Thức Trường . All rights reserved. Design by Nina
Đang online: 15 | Tổng Lượt Truy Cập: 239223
Trụ Sở Chính Chi Nhánh
1
icon_zalod
images